Cẩn thận với sóng biển tạt vào máy ảnh khi chụp hình!

Có một anh nhiếp ảnh gia người Hungary, Zoltan Acs đi chụp ảnh ở biển và anh tin rằng chiếc máy của mình được thiết kế chống được thời tiết, chống nước và ẩm. Vì thế, khi bị sóng biển tạt vào máy, anh ấy không đem đi bảo dưỡng ngay. Kết quả là chiếc Nikon D850 của anh ấy bị ẩm mốc và muối ăn mòn, không thể phục hồi lại được. Mình thấy phải chia sẻ ngay với anh em để rút kinh nghiệm :D Khá là đau thương nhưng cần biết!

"Thật là buồn khi đọc những câu chuyện mọi người kể về việc họ đã làm mất hoặc làm hỏng các thiết bị máy ảnh của mình như thế nào. Và tôi đoán tất cả chúng ta sẽ nói “Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với mình bởi vì mình rất cẩn thận và sẽ không mạo hiểm với những thiết bị đắt tiền này.”

Là một nhiếp ảnh gia du lịch và sự kiện, thi thoảng tôi phải làm việc trong những môi trường khắc nghiệt, ít nhất là cho các thiết bị của tôi; như việc người say làm đổ bia lên, leo trèo qua các khu vực hẹp, đập thiết bị vào những chướng ngại vật, v.v… Tôi cần một cái máy ảnh có thể chịu được những điều kiện như vậy và đồng thời đem lại những kết quả hình ảnh tuyệt vời. Đó là lý do tại sao tôi có hai chiếc Nikon D850.

Tôi cẩn thận chăm sóc, giữ gìn các thiết bị của mình, lau chúng sau mỗi lần kết thúc công việc, xếp chúng ngăn nắp trong tủ, mang chúng đi bảo dưỡng hàng năm để kiểm tra, khắc phục mọi vấn đề ngay khi xảy ra. Nhưng khi làm việc, tôi luôn ưu tiên công việc trước, máy ảnh (và cả lens) chỉ là công cụ phục vụ mà thôi.

Có những video trên mạng cho thấy cách Nikon kiểm tra chiếc D850 trong điều kiện độ ẩm cực cao cũng như những nơi có nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp. Những video này đầy sức thuyết phuc - tôi có hai chiếc máy ảnh tương tự như vậy và tôi muốn tin rằng những thiết bị này có thể xử lý được tất cả các tình huống trong quá trình làm việc của tôi ở mọi điều kiện. Và các video này nói rằng chiếc D850 có thể làm được điều đó.

“Chúng tôi đã thử nghiệm khả năng chống nước bằng cách mô phỏng lượng mưa rơi xuống từ nhiều hướng khác nhau.” - Video về chiếc D850. Sau đó vẫn trong video ấy: “Chúng tôi muốn thiết kế ra một chiếc máy ảnh sẽ không cho phép một giọt nước nào có thể lọt vào, kể cả sau một thời gian dài dưới mưa.”

Nikon D850: True Reliability

Trong video được đăng bởi Nikon châu Á, hãng cho chúng ta thấy một nhiếp ảnh gia đang đứng ở biển chụp ảnh.
Đang tải break2.jpg…Đang tải break.jpg…
“Chúng tôi muốn thiết kế ra một chiếc máy ảnh sẽ không cho phép một giọt nước nào có thể lọt vào, kể cả sau một thời gian dài dưới mưa.”

Cách đây không đâu, tôi có một chuyến đi tới Sri Lanka. Ở đó, tôi làm việc cho một công ty du lịch và chụp ảnh cho những du khách muốn lưu lại khoảnh khắc khi họ đang đi nghỉ.

Điều đó đã xảy ra trên bãi biển. Tôi đứng cách xa những con sóng một chút, chụp cảnh những vị khách đang tận hưởng giây phút họ ở dưới nước. Tôi cúi xuống để chụp một số bức ảnh góc thấp hơn với ống Nikon 70-200 f/2.8E. Và khi tôi đang chụp, một con sóng lớn hơn bình thường đã đánh ập vào tôi.

Vì tôi đang cầm máy ảnh nên nước dội ngược từ phía ngực tôi vào ngay chiếc máy. Tôi nghĩ nó không tệ lắm, chỉ là một vết nước thôi mà. Chiếc lens vẫn khô nhưng cái máy ảnh đã uống một chút nước biển. Tôi bỏ pin và thẻ nhớ ra, mọi thứ bên trong trông vẫn khô ráo. Sau đó, tôi lên phòng khách sạn, dọn dẹp mọi thứ và nghĩ xem tiếp theo mình phải làm gì.

Ở vùng tôi ở, tôi không thể tìm thấy một nơi cung cấp dịch vụ máy ảnh nào đáng tin cậy mà lịch trình của tôi lại kín mít. Tôi cũng không muốn đưa máy của mình cho ai mở ra xem khi nó vẫn đang trong thời gian được bảo hành (ở châu Âu). Mặc dù tôi đã nên làm như thế, cho đến bây giờ tôi mới biết.

Không may mắn thay, tôi vẫn còn vài tuần trong chuyến đi này. Tôi cất chiếc máy đi để cho khô. Hai ngày sau, tôi cố bật lại nó.

Nó đã chết.

Tôi nghĩ rằng vì đây là một chiếc Nikon D850, đáng nhẽ nó phải sống sót được sau cú văng nước đó. Có gì đó không ổn bên trong máy nhưng chắc là họ sẽ sửa được thôi.

Hai tuần sau, tôi về nhà ở Hà Lan và ngay lập tức gửi chiếc máy đến dịch vụ của Nikon. Ngay sau đó, tôi nhận được mail báo rằng máy ảnh của tôi không thể sửa được vì bị hư hại bởi nước mặn. Tôi thực sự cảm thấy tồi tệ.

Tôi gọi điện hỏi lý do tại sao họ không thể sửa được vì tôi thậm chí đã trả tiền sửa chữa ngoài bảo hành. Họ bảo tôi rằng họ không thể chịu trách nhiệm ngay cả khi nó đã được sửa. Tôi liền gọi ngay cho Trung tâm Nikon ở châu Âu để tìm hiểu thêm - làm thế nào mà có thể có nhiều thiệt hại do nước gây ra đến vậy với một chiếc máy bạn có thể chụp dưới mưa, trong rừng nhiệt đới và cả trong bão tuyết? Họ tiếp tục nỏi rằng đây là một chiếc máy chịu được thời tiết chứ không phải là máy ảnh chống nước.

Tất nhiên, tôi đồng ý nhưng tôi chỉ không muốn tin rằng mình vừa lãng phí một cái máy ảnh trị giá €3,800 ($3,300) và biến nó thành một chiếc chặn giấy cực kì đắt tiền.
Dịch vụ Nikon ở Hà Lan đã gửi tôi những tấm ảnh cho thấy phía bên trong của chiếc máy.
Đang tải 9.jpg…Đang tải 8.jpg…Đang tải 7.jpg…Đang tải 5.jpg…Đang tải 1.jpg…Đang tải 3.jpg…Đang tải 2.jpg…Đang tải 4.jpg…Đang tải 6.jpg…

Thật là sốc khi nhìn thấy lượng nước mặn đã lọt vào trong và độ hư hại ảnh hưởng từ nó. Tôi nhận ra mình đã phá hỏng chiếc máy ảnh của mình. Đó là lỗi của tôi. Tôi đã tin tưởng một cách mù quáng rằng những chiếc máy chuyên nghiệp của Nikon có thể chịu được tất cả mọi thứ. Đáng lẽ ra tôi không nên tin như vậy.

Nước muối là kẻ thù cho các thiết bị điện tử, dù thậm chí chỉ với một lượng rất nhỏ. Giờ thì tôi biết rồi, tôi đã học được bài học từ lỗi lầm của mình."

Anh em có thể xem Facebook và Instagram của anh Zoltan Acs.

Nguồn: Nikonrumors