Tìm hiểu Bokeh trong chụp ảnh

Hiệu ứng hấp dẫn thị giác của bokeh rất nịnh mắt khi xem một bức ảnh, tạo sự thú vị do độ chuyển của độ sâu trường ảnh. Bokeh là vùng ảnh nằm ngoài "khoảng ảnh rõ nét" của ảnh hay nói kiểu khác là vùng không rõ nét, bước chuyển mượt mà hay kịch tính giữa các vùng khác nhau tạo ra hiệu ứng thị giác. Từ ngữ chữ bokeh có nguồn gốc rất dài dòng và cũng gọi luôn đúng từ đó, không dịch, gọi “Bokeh” (phiên âm /ˈboʊkə/ BOH-kə hoặc /ˈboʊkeɪ/ BOH-kay, trong tiếng Nhật: [boke]) là mức độ mờ nhoè của các chi tiết nằm ngoài vùng ảnh rõ nét (out-of-focus areas) thường được tạo ra do cấu trúc lá khẩu của ống kính. “Bokeh” rất được ưa thích trong ảnh chụp chân dung, nhân vật rõ nét còn tiền cảnh và hậu cảnh mờ nhoè. Tùy mỗi dạng thiết kế hệ thống lá khẩu bên trong ống kính sẽ tạo ra các dạng bokeh khác nhau.

Camera Tinhte cũng có cuộc thi bokeh, nhiều anh em chụp đẹp: Bokeh Tinhtephotos

Đang tải 2602224_CCC6.jpg…
Ảnh của bạn @TempAIDS

Bokeh như là chủ thể
Là khung hình chỉ có bokeh thôi. Cái phần "không sắc nét" lại là chủ thể hoặc một phần chủ thể mà người ta thích chụp. Có thể là một bức ảnh chỉ gồm các điểm sáng nổi bật, hoặc kết hợp với một vật thể bổ sung cho bức ảnh...

Đang tải 3.jpg…

Bổ sung hay làm phân tâm? 
Khi phần tiền cảnh và hậu cảnh của chủ thể chính nằm ngoài "khoảng ảnh rõ -DoF", ánh sáng phản xạ từ bề mặt của các vật thể tại các vùng đó được tái tạo thành hình các vòng tròn trên bề mặt phẳng của ảnh. Xem hình dưới, một điểm sáng ở ngay vị trí trên mặt phẳng tiêu điểm (hình giữa), hai hình còn lại là điểm sáng ở trước hoặc sau tiêu điểm. Những hình tròn ngoài vùng rõ nét này có thể là chi tiết bổ sung cho bức ảnh tốt hơn dù không phải là yếu tố chính, nhưng cũng có thể sẽ làm mất tập trung vào chủ thể chính. Đôi khi chúng ta nhìn thì thấy thích mắt vì những bokeh tròn xếp lớp lung linh, và giải thích chủ quan của cảm xúc. Nhưng nếu vì nó mà chủ thể chính của bức ảnh không còn là yếu tố chính, làm phân tán sự tập trung thì cũng nên lưu ý. Chọn mua ống kính và khai thác điểm mạnh về hiệu ứng bokeh sao cho đúng ý và hài lòng, không phải luôn là tiêu chí duy nhất khi mua sắm ống kính.

Đang tải 4.jpg…

Khẩu độ và hình dạng bokeh

Schneider Optics cho biết hình dạng của bokeh có thể được tạo ra ngay khi thiết kế ống kính. Chẳng hạn về nguyên lý sự nhiễu xạ của các tia sáng có thể được tạo ra từ hình dạng của hệ thống lá khẩu khi ánh sáng đi qua. Khi thay đổi khẩu độ ống kính (thay đổi cấu trúc sắp xếp của các lá khẩu) mở rộng hay thu hẹp, thường thì là hình tròn, hoặc có nhiều cạnh hình đa giác. Như hình dưới, hệ thống sắp xếp của 7 lá khẩu ống kính Fujifilm XF 90mm f/2 LM WR khi khép khẩu f/16. Như vậy, nếu hệ thống có 5 lá khẩu thì tạo điểm sáng ngoài vùng ảnh rõ là hình ngũ giác và càng nhiều lá khẩu thì càng dễ tạo thành vòng tròn. Có người dùng một miếng giấy màu đen che ống kính có khoét các lỗ hình thù khác nhau như ngôi sao chẳng hạn để tạo hình bokeh nhân tạo.

Đang tải 5.gif… ​

Đang tải 6.jpg…

Khẩu độ: độ sâu trường ảnh - DoF
Thay đổi khẩu độ làm thay đổi độ sâu trường ảnh (vùng ảnh rõ nét dày / mỏng) thì hình dạng lá khẩu tạo ra thay đổi hiệu ứng bokeh. Khẩu độ càng nhỏ, DoF càng mỏng (vùng ảnh rõ nét mỏng) thì hiệu ứng bokeh càng tròn hơn. Khi mở khẩu lớn, các tia sáng đi vào sát mép vòng khẩu độ ống kính bị bẻ hướng về cảm biến máy ảnh, hình dạng của hiệu ứng bokeh cũng thay đổi. Thay vì vòng tròn đồng tâm như các bokeh đi gần tâm trục ống kính, thì ánh sáng đi vào ở mép / góc tạo thành hiệu ứng bokeh hình elip, hay nhiều người gọi là hiệu ứng mắt mèo. Như hình bên dưới chụp bằng ống Nikon AF DC Nikkor 105 f/2D.

Đang tải 7.gif… ​

Hình elip có thể tạo ra hiệu ứng xoáy mà anh em hay gọi là "bokeh xoáy" như các ống Helios của Liên Xô cũ hồi thời chụp máy phim (Helios-44 được thiết kế dựa trên thiết kế Zeiss Biotar chẳng hạn). Có những ống kính được thiết kế đặc biệt để tạo hiệu ứng bokeh xoáy như vậy. Mình thấy các chợ bán ống kính cũ vẫn còn, giá thành cũng dễ mua.

Đang tải 9.jpg…

SA (spherical aberration) - Quang sai là hiệu ứng quang học xuất hiện khi ánh sáng đi vào hệ thấu kính của ống kính ở vị trí khúc xạ khác nhau bên trong ống kính. Nếu hoàn hảo thì tất cả ánh sáng đi qua ống kính đều hội tụ tại một nơi, không có SA. Cầu sai được chủ ý điều chỉnh quá mức sẽ tạo ra hiện tượng ánh sáng nhiều hơn ở cạnh mép sẽ tạo ra hiệu ứng bong bóng mà anh em hay gọi là "bokeh bong bóng". Hiệu ứng này nổi tiếng với anh em chơi bokeh biết đến là ống kính Meyer-Optik-Gorlitz Trioplan 100mm f / 2.8.

Đang tải collage.jpg…

Đang tải 8.gif… 

Các nhà sản xuất ống kính triệt tiêu SA bằng các thấu kính phi cầu, loại bỏ quang sai. Thấu kính phi cầu có hình dạng phức tạp hơn, độ cong thay đổi, chi phí sản xuất cao hơn. Bokeh lúc này có hiệu ứng làm mờ nhoè có hình dạng thay đổi.

Đang tải 12.jpg…

Ống kính có điều chỉnh bokeh
Có một số ống kính cho phép điều chỉnh chủ động vùng ảnh nằm ngoài DoF (khoảng ảnh rõ nét). Như ống DC Nikkor có thể chỉnh vòng lấy nét tạo vùng ảnh không rõ cả trước và sau chủ thể. Mỗi hãng đặt tên cho chức năng đó khác nhau về từ ngữ. Chẳng hạn:
  • Nikon AF DC-NIKKOR 105mm f / 2D - DC = Defocus Control
  • Nikon AF DC-NIKKOR 135mm f / 2D - DC = Defocus Control
  • Sony 135mm f / 2.8 - STF = Smooth Trans Focus
  • Fujifilm XF 56mm f / 1.2 R APD - APD = Apodization Filter
  • Sigma 135mm f / 2.8 YS - Focusing System
Các hãng sản xuất ống kính có cách tiếp cận khác nhau với hiệu ứng bokeh, không phải tất cả đều ưu tiên cho việc thể hiện hình dạng hiệu ứng chi tiết vùng ngoài khoảng rõ nét. Có hãng tập trung loại bỏ quang sai, tăng cường tối đa độ sắc nét, hiển thị màu sắc chính xác... Nên bokeh luôn là đề tài thú vị và có nhiều thảo luận. Nó là phông nền cho chủ đề, hay là chủ đề chính. Chơi bokeh thấy thú vị thì cứ chơi thôi.

Đang tải 2.jpg…

Ứng dụng cài đặt cho điện thoại: Bokeh (bokeh effect) do phần mềm xử lý
Một số Camera điện thoại cũng dùng thuật toán để tạo bokeh giả lập. Cụm camera điện thoại không có hệ thống lá khẩu như ống kính máy ảnh, nên các nhà sản xuất dùng thuật toán phần mềm xử lý bức ảnh sau khi chụp. Cơ bản là trong ảnh chân dung, thuật toán tách chủ thể riêng ra, rồi dùng phần mềm phóng to hậu cảnh nền, các điểm sáng li ti được phóng to tròn xếp lớp, mờ nhoè tạo hiệu ứng thị giác hậu cảnh mềm mại.

Một số điện thoại có tính năng đó, một số thì không. Trong hệ điều hành iOS và Android, anh em vào App Store hay Play Store, tìm từ khoá "depth blur" / Blur Background / Blur Background - Depth Focus / Bokeh Maker ... là sẽ có các ứng dụng tương tự như dưới đây.
  • Depth Blur
    Ứng dụng này tạo sẵn nhiều dạng hình thù bokeh, có thanh điều chỉnh mức độ mờ nhoè, hoặc tuỳ chọn thay đổi hình bokeh vuông, chéo ra viền hoặc hướng về tâm, hoặc có thể thay đổi độ đậm nhạt hay mềm mại mép viền bokeh. Tải ở link.

  • Blur Photo Background
    Đây là ứng dụng ngoài việc có thanh tinh chỉnh độ mờ nhạt bokeh, có tuỳ chọn thu nhỏ phóng to các tiết hậu cảnh tạo hiệu ứng bokeh phong phú, có các hình thù tinh thể, chấm tròn, khối thuỷ tinh... Có bản miễn phí dùng hiệu ứng cơ bản, lên Pro thì mới phải mua.

  • FabFocus
    Ứng dụng này sử dụng AI phát hiện khuôn mặt của bức ảnh chân dung, rồi tự động làm mờ khu vực xung quanh. Nếu không ưng ý, bạn có thể dùng công cụ tự chỉnh, thay đổi hình dạng bokeh trái tim, ngôi sao, giọt nước... rồi điều chỉnh mức độ mờ nhoè tuỳ ý.
Đang tải 4750782_20190815_090844.jpg…