Video giải thích và hướng dẫn "các chế độ chụp trên máy ảnh số - PSAM" cho người mới học

Đây là series "sử dụng máy ảnh" của @Cameratinhte. Bọn mình làm video giúp cho người mới học nhanh làm quen với máy ảnh hơn. Có bài sẽ tổng quát chung, có bài sẽ chi tiết cụ thể. Video lần này là về "các chế độ chụp trên một chiếc máy ảnh cơ bản". Một cái máy ảnh đều có nhiều chế độ chụp để người dùng tuỳ chọn. Các chế độ này thường được điều chỉnh bằng vòng xoay, nút bấm hay lựa chọn trong menu. Các máy ảnh số như DSLR chuyên nghiệp ưu tiên nhiều hơn cho các chế độ cho phép sự can thiệp của người chụp. Các máy ảnh số tầm trung hay bán chuyên thì kết hợp đa dạng các chế độ tự động và có thể một phần can thiệp của người dùng. Các máy ảnh du lịch phổ thông, điện thoại ... thì ưu tiên cho các chế độ chụp tự động.

Video này sẽ có 3 phần chính:
  1. Các chế độ chụp có thể can thiệp thông số
  2. Các chế độ chụp hoàn toàn tự động
  3. Chọn chế độ chụp: M, A (AV), S (Tv), hay P?
Video "các chế độ chụp trên một chiếc máy ảnh cơ bản"


Tóm tắt Video:

1. CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP CÓ THỂ CAN THIỆP

Các chế độ chụp có chung mục đích là để người dùng kiểm soát các thông số sao cho đảm bảo bức ảnh đúng sáng theo ý muốn. Có ba thông số: Khẩu độ, Tốc độ, Độ nhạy ISO. Tuỳ theo mỗi chế độ chụp khác nhau, ba thông số này được điều chỉnh tự động hoặc do người chụp điều khiển khác nhau. Ba thông số này được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để cho ra cùng một lượng sáng. Ví dụ: giảm khẩu độ một nấc nhưng tăng tốc độ hay độ nhạy ISO một nấc đề bù trừ.
  • Phối hợp ba thông số ISO, khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập
  • Bốn chế độ chụp chính người dùng có thể can thiệp các thông số: PSAM
  • Hiểu về giá trị lộ sáng - Ev (Exposure value)

Đang tải 2653851_knowledge5_1_1.jpg…


2. CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP TỰ ĐỘNG

Chế độ chụp tự động là máy ảnh xác định các thông số về ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính... tự động chọn cách kết hợp tương ứng với bối cảnh ánh sáng cụ thể. Trong các máy ảnh bán chuyên hoặc phổ thông, kể cả điện thoại đều có rất nhiều chế độ chụp tự động này.

Đang tải 3549382_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--6.jpg…

Nhiều khi chính nhà sản xuất cũng không giải thích rõ ràng về cách ứng dụng, nên người dùng phải thử nghiệm để làm chủ các chế độ này hầu có chọn lựa đúng tình huống. Chẳng hạn, nếu chọn chế độ chụp phong cảnh, máy sẽ tự động khép khẩu nhỏ để có trường ảnh sâu, từ đó phải cân đối ISO và tốc độ cho tương ứng để đủ sáng; hoặc nếu chọn chế độ chụp cận cảnh tự động, máy sẽ mở khẩu lớn để làm mờ nhoè hậu cảnh cho chủ thể nổi bật hơn, nên lại có cách cân đối ISO và tốc độ tương ứng.


3. CHỌN CHẾ ĐỘ NÀO: A (Av), S (Tv) P hay M ?


M - (manual) theo thông số báo của hệ thống đo sáng trong máy, hoặc theo kinh nghiệm.
A - (aperture priority) thì máy ảnh sẽ tự động chọ tốc độ màn trập.
S - (shutter priority) thì máy sẽ tự động chọn khẩu độ.
P - ( program) máy tự động chọn lựa cả tốc độ lẫn khẩu độ theo chương trình lập trình sẵn.
Chọn chế độ nào & tại sao?

Đang tải 2.jpg…

Có hai chế độ được gọi là "bán tự động": A (Av) và S (Tv). Bạn phải quyết định một trong hai thông số và máy ảnh sẽ chọn lựa thông số còn lại. Vì cả hai cùng một hệ thống đo sáng, cùng cho một giá trị lộ sáng (EV) như nhau trong cùng bối cảnh ánh sáng. Chọn chế độ nào là do ý độ hay nhu cầu của người chụp.
  • Aperture priority - ký hiệu là A (aperture) hay Av (Aperture value)
Dành cho nhu cầu chụp ảnh phong cảnh, hoặc cần lấy nét sâu (vùng ảnh rõ sâu / trường sâu độ ảnh sâu / dof dày) và có thời gian thư thả để nhìn ngắm, lựa chọn ảnh phù hợp thì thường chọn chế độ A / Av. Chọn chế độ này, bạn chỉ cần đặt máy theo một khẩu độ nào đó đủ để cho hình ảnh có vùng ảnh rõ theo ý (thường là f/8 hoặc nhỏ hơn), không cần bận tấm đến tốc độ màn trập. Máy ảnh sẽ tự động chỉnh tốc độ nhanh chậm theo lượng sáng bên ngoài hoặc theo sự thay đổi khẩu độ của bạn.

Đang tải 3912612_6323860_orig.gif…
  • Shutter priority - ký hiệu là S (shutter) hay Tv (time value)
Dành cho nhu cầu chuyên chụp ảnh phóng sự, đối tượng chuyển động, thể thao, hay cần chụp bắt dính những diễn tiến nhanh sẽ chọn chế độ S / Tv. Chọn chế độ này, người chụp chỉ cần đặt máy theo một tốc độ màn trập nào đó đủ nhanh để không làm rung nhoè hình ảnh (thường là tốc độ 1/250 trở lên) và cứ việc bám theo chủ đề, không cần bận tâm đến khẩu độ ống kính nữa. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ (mở lớn hay khép nhỏ) tuỳ theo lượng sáng bên ngoài hay theo thay đổi tốc độ màn trập của bạn. Chế độ S / Tv kết hợp với chế độ chụp liên tiếp (5 fps ... 11fps) sẽ là một lợi thế cho nhu cầu chụp ảnh chuyển động, thể thao...
  • Program - ký hiệu là P
Chọn chế độ này, máy ảnh sẽ tự quyết định cả tốc độ màn trập lẫn khẩu độ theo những thông số được lập trình sẵn. Hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng "thông minh" của máy ảnh tính toán mọi thông số. Người chụp vẫn có thể thay đổi, nhưng xoay vòng xoay là thay đổi luôn cả cặp thông số (tốc độ & khẩu độ), nên có thể ưu tiên khẩu độ hay tốc độ bằng cách đó.
  • Manual - ký hiệu M
Các chế độ trên (bán tự động) trên các máy ảnh chuyên nghiệp / bán chuyên rất tiện lợi, tuỳ theo mỗi nhu cầu cụ thể và hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, có những trường hợp người chụp cần làm chủ tất cả mọi thông số theo ý mình, hoặc để tránh sự sai sót (trong việc đo sáng) của máy ảnh ở các chế độ trên, thì kinh nghiệm của người cầm máy sẽ quyết định các thông số bằng chế độ Manual - M.

Như vậy, tuỳ theo ý đồ chụp, tuỳ nhu cầu hay bối cảnh chụp mà chọn chế độ chụp phù hợp với bản thân và với ý muốn cho bức ảnh của mình. Không có chế độ nào là chuyên nghiệp hay chế độ nào là của nghiệp dư cả. Nhanh nhạy thành thạo làm chủ cái máy ảnh của mình, linh hoạt sử dụng đúng chế độ chụp vào đúng lúc sẽ hiệu quả hơn là chọn sai mà cứ nghĩ đó mới là chuyên nghiệp.