Ảnh màu & đen trắng: Anh em thích & chụp loại nào? Vì sao?

Có lẽ anh em sẽ nhớ lại khi được hỏi như thế, rằng hầu hết là chụp ảnh màu, xem ảnh màu, còn thi thoảng mới chụp trắng đen hoặc có một số ảnh trắng đen làm cho mình thích xem. Cảm xúc là rất quan trọng trong việc chụp ảnh và xem ảnh. Đôi khi chúng ta không giải thích được tại sao thị giác mình rất thích, đó là câu chuyện về tính chất của màu sắc. Chúng ta sẽ trao đổi với nhau về tính chất của màu sắc trong việc tạo hình bằng máy ảnh, sự hài hòa và tương phản của màu sắc, tư duy ảnh đen trắng hay màu sắc là như thế nào nhé! Hơi khô khan chút, nhưng mình thấy cần, anh em chịu khó.

Chúng ta sẽ bàn 4 điểm:
  1. Tính chất của màu sắc là gì?
  2. Màu sắc hài hòa & tương phản là thế nào?
  3. Tư duy ảnh đen trắng là gì?
  4. Tư duy ảnh màu là thế nào?
Hồi trước đi học, ông thầy hay nói: "màu sắc trong nhiếp ảnh là một yếu tố chính của việc tạo hình". Bản thân màu sắc cũng là một chủ đề, tạo cảm giác khác nhau với cách phối màu khác nhau tác động thị giác mạnh mẽ không thua gì một hành động, sự việc, con người hay một vật kỳ quái nào!

Đang tải DSCF3344.jpg…

Tính chất của màu sắc 
Màu sắc được hợp thành từ 3 yếu tố: Sắc (hue), độ sáng (brilliance), độ tươi (saturation)
  • Sắc là từ dùng để mô tả về màu như: đỏ, xanh, cam, vàng...
  • Độ sáng là độ phản quang mạnh hay yếu làm cho màu trở nên sậm hoặc nhạt.
  • Độ tươi là độ tinh khiết của màu, nó sẽ giảm đi khi bị pha lẫn với một màu sắc khác.
Màu nguyên (pure color) là những màu của dải quang phổ hay như của sắc cầu vồng. Các màu này dù hòa trộn và chuyển tiếp liên tục từ màu này sang màu khác, nhưng ta có thể chia thành 2 nhóm như:
  • Nhóm chính: đỏ - vàng - xanh
  • Nhóm phụ: lục - tím - cam
Các màu nguyên rất ít gặp trong tự nhiên. Nhưng nếu chúng xuất hiện và được ghi hình thì sẽ tạo ấn tượng rất mạnh cho bức ảnh của bạn. Màu vàng là màu rực rỡ nhất trong các màu nguyên, chỉ cần một vệt sáng vàng trên khung hình sậm trung tính cũng sẽ rất nổi bật. Đó là một trong những lý do ảnh có dải ánh sáng vàng luôn đập vào thị giác một ấn tượng, dễ tạo xúc cảm thị giác. Nhiều người đi tìm màu này cho ảnh của mình.

Khi màu nguyên pha trộn với nhau theo mức độ khác nhau sẽ có ra các màu trung tính dịu nhạt hơn hoặc đậm sậm hơn. Trong tự nhiên lại có rất nhiều màu pha trộn này, và chính sắc độ đậm nhạt tinh tế của "bộ máy pha màu trong thiên nhiên" tạo nên sự lôi cuốn của vẻ đẹp thị giác.

Đang tải lumix gf9 _ camera.tinhte.vn_-30.jpg…

Khi ta dùng khẩu độ lớn, hoặc ống kính tele để có "khoảng ảnh rõ - DOF" mỏng, hậu cảnh hay tiền cảnh mờ nhòe làm cho màu sắc hòa quyện vào nhau khiến hiệu quả (hiệu ứng) càng thấy rõ hơn sự mềm dịu của sự pha trộn màu sắc, do thời tiết hoặc nguồn sáng.

Như vậy, màu sắc có tác dụng tạo ra một cảm xúc, một kịch tính, một ấn tượng và biến đổi theo phản ứng chủ quan của mỗi người. Cho nên, người ta mới nói là tính chất cảm xúc của màu sắc quan trọng hơn tính chất vật lý của chúng, nhưng hiểu được tính chất vật lý sẽ tận dụng để tăng cường "cảm xúc màu" thêm nhiều hơn.

Một chút cam đỏ cũng đủ thu hút mắt nhìn đầu tiên.
Đang tải 20170517_122943.jpg…

Phối màu của thiên nhiên
Đang tải C.jpg…

Màu gạch mạnh mẽ hơn các màu trung tính xung quanh ảnh, chính ra nó chỉ đóng vai trò đường dẫn đến chủ thể thôi, nhưng nó rực rỡ quá ;)
Đang tải DSCF3727.jpg…


Những vệt sáng vàng rất dễ ấn tượng trong toàn khung sậm màu.
Đang tải IMAG0252.jpg…Đang tải P_20150507_055851.jpg…Đang tải tigerhill_tuanlionsg_01.jpg…


Hài hòa & Tương phản
Đi chụp hình, chúng ta không pha trộn hay phối màu chủ động như mấy họa sĩ được. Nhưng màu sắc trong thiên nhiên lại phong phú hơn bảng màu của họa sĩ. Không tạo ra sự phối hợp màu nhưng ta có thể chọn lọc một góc kiểu pha trộn màu ưng ý từ bảng màu vĩ đại của thiên nhiên. Bằng cách nào? bằng cách dịch chuyển thay đổi góc chụp, lựa chọn mảng màu hay loại trừ mảng màu tùy thích; bằng cách zoom bằng chân đi tới đi lui đi qua đi lại, hoặc lựa chọn tiêu cự ống kính, thậm chí có thể thay đổi whitebalance để "chơi" màu, tạo ra sự thích thú khi chụp ảnh.

"Hài hòa" là những mảng màu ở cạnh nhau trong dãy quang phổ như: xanh-xanh lục-vàng hoặc vàng-cam-đỏ. Ngược lại mảng màu "tương phản" là màu đối xứng trong dải quang phổ, như xanh-đỏ-xanh lục-cam, hoặc vàng-tím ... Đỏ và xanh lá có độ sáng tương đương nên gần như "cân bằng" nhau. Màu cam thì sáng hơn màu xanh nên cách phối màu kinh điển là ít cam nhiều xanh. Vàng rực rỡ hơn tím, nên một chút vàng sẽ dễ hòa hợp với mảng tím lớn.

Anh em xem ảnh mình chụp minh họa. Có những mảng màu đập vào thị giác lại hay, có mảng màu lại làm phân tán sự chú ý vào cái muốn chú ý.

Đang tải 3666352_bocuc-4-10409121_368520800016673_1854537756079992564_n-2.jpg…Đang tải 3644089_3022944_P_20150411_203355.jpg…Đang tải WP_20140705_16_30_34_Pro__highres.jpg…

Thiên nhiên phối màu
Đang tải SAM_2440.jpg…

Tấm này mình chụp film lâu rồi, cái thời đi setup các địa điểm, dải màu vàng dưới cùng là do tính chất phim chớ thực tế nó không rực rỡ như vậy. Nhưng chính nó dễ thu hút mắt nhìn hơn những yếu tố khác trong ảnh.
Đang tải 6.jpg…


Cảnh trí của sự phối màu, anh em thử xem màu nào ấn tượng thị giác mạnh?
Đang tải 7.jpg…

Một khối màu thu hút ngay mắt nhìn (1) rồi mới qua 2 vùng hai bên, rồi dừng lại thắc mắc tò mò cái gì trong đó :)
Đang tải 15.1.jpg…

Chẳng hạn tấm này, màu vàng rực rỡ có tác động thị giác rất mạnh so với màu xung quanh. Nên khi nhìn tấm ảnh này, cái dễ thấy đầu tiên lại là cái cột điện (1) rồi mắt mới dịch chuyển qua màu xanh quần cô gái (2), dừng lại đó một chút, rồi đưa mắt qua các vùng màu khác. Thành ra, nếu gọi cô gái là cái cần tập trung lập tức thì đó lại là cái cột điện.
Đang tải IMG_20180723_140904_1.jpg…


Tấm nay, màu cam pha đỏ của mái tôn thu hút ngay mắt nhìn đầu tiên (1), mảng màu tuy nhỏ nhưng có tác động thị giác mạnh trong các màu. Sau đó thì mắt mới dịch chuyển sang các mảng chi tiết khác, mây trời hay ghe thuyền hay cây cối ... Nếu cái nhà không "có duyên" thì bức ảnh thất bại :D Chẳng hạn đó là cái nhà bằng gỗ lơ lững trên mặt hồ thì sẽ khác là kim loại ...
Đang tải IMAG0433.jpg…

Nói thì nói vậy thôi, lý thuyết là vậy. Một bức ảnh "đúng ý" là rất khó và "đẹp" với mọi người về màu lại càng khó. Chẳng có gì đảm bảo cả. Nên không có sự hạn chế nào, ta toàn quyền tự do theo sở thích cá nhân, kể cả sự phối màu lạ lùng, khác thường, lựa chọn đặt các mảng màu cạnh nhau tùy ý thích. Sẽ có những người không hợp "gu", thì cũng chẳng có gì để bận tâm cả.

Đang tải 3866422_collage_-_4a.png…
Phân biệt đơn sắc & đen trắng


Tư duy đen trắng
Anh em biết là nhiếp ảnh ra đời gần 200 năm thì hơn 100 năm đầu tiên, với tất cả mọi người, nhiếp ảnh chỉ là ảnh đen trắng! Đến bây giờ thì ngược lại, ảnh màu như là chuyện đương nhiên. Ai cũng dễ dàng thấy ảnh màu dễ "lam đẹp" mọi sự vật khi được ghi nhận thành khung hình, kể cả đó là một cảnh bi đát đau thương hay là ác độc. Thế nhưng, một điều quan trọng là "chỉ có ảnh đen trắng mới phá vỡ chọc thủng lớp hào nhoáng bên ngoài đó và tạo ra một cảm giác hiện thực rất mạnh mẽ thu hút người xem ảnh."

Nếu chụp ảnh đen trắng, người chụp phải chụp với kỹ năng khác hẳn với kỹ năng chụp ảnh màu. Tư duy ảnh đen trắng là tư duy về sắc độ, hiểu được tính chất của màu sắc đã nói bên trên, rồi nhìn màu sắc là cường độ sáng mà thôi. Rất khó! Chẳng hạn khi nhìn cảnh vật có màu đỏ rực và xanh biếc nằm cạnh nhau, sự tương phản gay gắt đó, phản chiếu một lượng sáng như nhau, thì qua đen trắng lại có cùng một sắc độ xám, rất yếu sự tương phản so với cảnh thực.

Đang tải 3866432_camera.tinhte.vn-blackwhite--6.jpg…

Cho nên, nhiều lúc chụp màu thấy rõ sự khác biệt các màu sắc, đen trắng lại trở nên vô nghĩa. Do vậy, để chụp đen trắng, người chụp lại phải có trí tưởng tượng rất nhiều, hình dung ra bức ảnh đen trắng trước khi bấm chụp. Nếu việc hình dung đó là ảnh màu thì với ảnh đen trắng là quan trọng gấp bội. Phải nhìn sự vật cảnh vật và phân biệt sắc độ, và điều này có được từ kinh nghiệm, chụp nhiều thật nhiều, theo thời gian mà có. Nên rất đáng phục anh em chơi ảnh đen trắng thành công.

Đang tải 3866446_camera.tinhte.vn-blackwhite--2.jpg…

Đang tải 3866456_camera.tinhte.vn-blackwhite--41.jpg…Đang tải 13.jpg…Đang tải phanrang2.jpg…

Sắc độ xám ít có chênh lệch, nên khi chụp đen trắng, sẽ ít có tương phản giữa các chủ thể chính phụ và không gian ảnh.

Đang tải 45.jpg…

Sắc độ xám có tương phản do ánh sáng phản chiếu các mảng khác nhau.
Đang tải 12.jpg…

Tư duy màu sắc
Hàng ngày, trên mạng xã hội, truyền hình, pano quảng cáo ngoài đường, bao bì túi đựng hàng quán ta sử dụng... đều có màu sắc tràn ngập vào đôi mắt chúng ta! Chúng ta hàng ngày nhìn mọi sự bằng màu sắc, không bằng sắc độ đen trắng. Cho nên chúng ta cảm thấy quen thuộc với thế giới màu. Phản ứng của vô số người khi cầm cái máy chụp hình là mong chờ nó ghi hình màu đúng với mắt nhìn thấy hàng ngày. Làm quái gì có được điều ấy dù công nghệ có phát triển thế nào. Có hai điều cần thảo luận:

  • Thứ nhất, màu sắc được cảm nhận bằng cảm giác nên nhận định về màu sắc luôn chủ quan. Màu sắc thể hiện phần nào tái tạo hiện thực - việc quan trọng của nhiếp ảnh - nhưng ngôn ngữ của màu sắc dễ chi phối các tính chất khác của bức hình, nội dung và cả thông tin bức hình nữa. Một bức ảnh màu có thể hấp dẫn lôi cuốn thu hút sự chú ý và nó truyền tải hiệu quả thông tin chứa trong đó. Sức mạnh thị giác của màu sắc là vậy. Cho nên, nhiều khi chính màu sắc lại là sự mê hoặc cám dỗ người ta thay thế màu trong ảnh cho màu sắc của đời thật.
  • Thứ hai, thiết bị ghi nhận hình ảnh và nếu có in ra thì vật liệu in ấn tác động rất nhiều vào màu sắc. Mắt ta từng nhìn rất nhiều và nó lưu vào trong ký ức kho màu sắc của đời thực. Tà áo trắng luôn là màu trắng như ta từng ấn tượng dù dưới ánh đèn vàng hay xanh áo trắng ấy đã bị áp sắc xanh hay vàng. Chiếc máy ảnh thì khôgn có ký ức, không thể tự thích ứng như ta. Sự khác nhau ấy đôi khi tạo sự khó chịu khi xem một bức ảnh màu!
Đang tải SAM_0460a.jpg…
Đang tải 11146446_371953783006708_7833698548097594413_o.jpg…
Ta càng cố gắng tái tạo hiện thực càng giống càng tốt khi chụp ảnh màu, thì ta lại càng thất vọng. Trong khi, thực tế, nhiều bức ảnh "nghịch màu" hay "thú chơi màu" (blend màu gì gì đó) lại dễ làm ta chấp nhận, thậm chí đón nhận vui vẻ như là những bức ảnh. Có phải khi đó, ta đã automatic lại bỏ ký ức màu sắc tự nhiên kia rồi không! Ta đã dùng lý trí, trực giác và cả sự rung cảm để đánh giá bức ảnh "nghịch màu" ấy. Những loại ảnh màu ấy, nó đã dẫn ta đến với một ánh sáng khác, con mắt khác để thấy một thế giới ánh sáng khác, trừu tượng và siêu thực rồi!

Tấm bên trái là "chơi màu", bên phải là màu mà máy ảnh cố gắng ghi nhận hiện thực buổi sáng hôm ấy đấy! 
Đang tải DSC_2867 copy.jpg…

Do vậy, ta sẽ phải nhìn màu sắc như một trải nghiệm thị giác. Ảnh màu là cách tuyệt vời để thể hiện sự thật cảm xúc. Bao lâu ta đòi hỏi màu sắc hình ảnh là sự thật khách quan như thực tế hiển nhiên thì, ảnh chụp hay video, truyền hình hay rạp phim là những hình ảnh lừa lọc xảo quyệt nhất trong thế giới thị giác của chúng ta :D


Đang tải P_20180624_123614_vHDR_On_HP.jpg…