Những người "định dạng" máy ảnh hiện đại

Ngay từ lúc ra đời, tranh cãi về thiết kế của những chiếc máy ảnh luôn kéo dài bất tận. Có người đề cao tính mỹ thuật, có người bàn về công năng vận hành, có người đưa tính khoa học của một thiết kế máy ảnh lên hàng đầu. Nhưng có một điểm chung quang trọng nhất của những chiếc máy ảnh có "ngoại hình" đẹp là đằng sau chúng là những con người đầy đam mê.

Máy ảnh đẹp và thuận tiện sử dụng thì rất nhiều. Những nhà thiết kế tài năng cũng nhiều không kém. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, Camera Tinh Tế chỉ nêu ra một số nhà thiết kế đã đưa những ý tưởng của mình trở thành kim chỉ nam trong ngành thiết kế và sản xuất máy ảnh.

Trong số họ, có người được học qua trường lớp thiết kế, có những người tay ngang nhưng những triết lý thiết kế của họ ảnh hưởng đến những nhà thiết kế danh tiếng sau này.

#1.Oskar Barnack - Nhà thiết kế tương lai nhiếp ảnh.
Đang tải Oskar_Barnack.jpg…

Oskar Barnack. Ảnh Wiki

Có những phát minh sáng chế được tìm ra một cách ngẫu nhiên như quả táo rơi trúng đầu Issac Newton. Và huyền thoại Leica cũng bắt đầu gần như vậy bởi một kĩ sư bị hen suyễn tên Oskar Barnack làm việc cho hãng Leitz. 

Năm 14 tuổi, ông học việc tại một xưởng cơ khí, sau đó, khi đã đạt trình độ "bậc thầy" vào năm 1901, ông chuyển đến làm cho hãng quang học Carl Zeiss. Oskar Barnack đam mê nhiếp ảnh và có lẽ năm tháng làm tại xưởng cơ khí đã làm ông mắc bệnh hen suyễn, ông không thể mang vác những chiếc máy ảnh Large Format nặng nề và chỉ chụp từng tấm ảnh lúc bấy giờ.
Khi về làm cho Leitz, ông đã nghĩ đến việc sử dụng phim dùng để quay phim điện ảnh (super 35mm - kích thước tương đương với cảm biến khổ APS-C) và xoay ngang làm cho khổ phim lớn hơn (fullframe 35mm)

Đang tải Untitled-2.jpg…
Oskar Barnack là người xoay ngang phim super 35mm của điện ảnh thành fullframe 35mm của nhiếp ảnh.

Oskar Barnack ngày đêm nghiên cứu, ông thử nghiệm ống kính Tessar Zeiss dành cho máy quay phim nhưng không thành công vì khổ fullframe lớn hơn hẳn super 35mm. Và thế là ống kính fullframe đầu tiên của Leica ra đời có tên Leitz Mikro-Summar khẩu độ 4,5 với tiêu cự 42mm.

Năm 1923, Barnack thuyết phục ông chủ của mình, ngài Ernst Leitz II làm 31 máy ảnh mẫu với kích thước nhỏ gọn dành cho các nhiếp ảnh gia chụp ngoài trời. Vào năm 1924, Ernst Leitz mới bị thuyết phục sản xuất hàng loạt máy ảnh. Tại hội chợ mùa xuân Leipzig năm 1925, máy ảnh Leica được trình làng như tên viết tắt của Leitz Camera.

Đối với Leica, ông là người định hình thiết kế cho phong cách của hãng. Đối với nhiếp ảnh, ông là người mở ra cả một thời kì mới - Fullframe 35mm.

Ur-Leica
Chiếc máy ảnh prototype đầu tiên của Leica, tiền thân của dòng máy Leica I được giới thiệu đầu tiên vào năm 1925. Có thấy rỏ đường nét bo tròn 2 cạnh bên của chiếc prototype này còn nguyên trên những chiếc Leica ngày nay. Nó như là chữ kí riêng của Leica, như sự tri ân của Leica và người mộ điệu đến Oskar Barnack, người cha của nhiếp ảnh hiện đại.

Đang tải 800px-Ur_Leica.jpg…
Máy ảnh prototype Ur-Leica được Oskar Barnack thiết kế năm 1913 là tiền thân của các dòng Leica hiện nay. Ảnh: Wiki

Đang tải Leica-M-P-Typ-240-Titanium-limited-edition-camera.jpg…
Leica MP 240 - vẫn mang hình dáng ban đầu của Ur-Leica. Ảnh: Leicarumors

#2. Sixten Sason - Thiết kế đại diện cho địa cầu.
Đang tải 6358_7_031_00000442_0.jpg…

Ảnh: Riksarkivet

Victor Hasselblad, người đàn ông dũng cảm đã dám bán công ty của cha mình, nghiên cứu máy ảnh và là người có công lớn nhất lập nên đế chế Hassy. Hasselblad hãng máy ảnh duy nhất được NASA mang ra ngoài không trung và sử dụng để chụp lại hình ảnh Neil Amstrong với những bước chân đầu tiên của loài người lên mặt trăng. Và NASA cũng không quên để lại chiếc máy ảnh Hasselblad lại mặt trăng đại diện cho công nghệ của loài người nhằm "giao tiếp" với sự sống ngoài trái đất.

Nếu Victor Hasselblad là kiến trúc sư cho toàn bộ đế chế Hassy thì Sixten Sason là người biến mơ mộng của Victor thành sự thật. Là con trai của một nhà điêu khắc người Thụy Điển và sớm được học nghệ thuật tại Paris, Sixten Sason được nhắc nhiều đến thiết kế máy x-quang sau khi bị loại khỏi không lực Thụy Điển vì một chấn thương. Ông về làm việc cho hãng xe hơi SAAB như một nhà thiết kế. Và ngay lập tức tài năng của Sixten được chứng mình khi đoạt giải thiết kế cho chiếc SAAB 92 sản xuất năm 1959.

Đang tải e6320f4a0fafa591a432d4676c1d3529.jpg…
SAAB 92 - Thiết kế của Sixten Sason. Ảnh: momentcar

Trước khi Sixten về, Hasselblad đã sản xuất chiếc máy ảnh HK7 và SKa4 cho quân đội Thụy Điển chụp không ảnh chiến trường Đức. Nhưng đó không phải là thiết kế để có thể thương mại. Sixten Sason về đầu quân cho Hasselblad trong bộ phận thiết kế. Và ngay lập tức, ông thắng giải thiết kế Hasselblad thương mại và dòng 1600 F cho đến ngày nay vẫn là mẫu mực thiết kế của Hasselblad. H6D với giá 42.000USD vẫn mang nguyên vẹn hình dáng và triết lý thiết kế mà Sixten Sason đã định hình.

Đang tải 27574955587_5d096026b6_k.jpg…
Hình dáng hầm hố và "xấu" của HK7. Ảnh: Hasselblad

Đang tải 800px-Hasselblad_1600F.jpg…
Sixten Sason đã thổi hồn vào Hasselblad 1600F. Đến bây giờ, đây vẫn là hình dáng chuẩn mực của Hasselblad. Ảnh: Wikipedia

#3. Luigi Colani - Ông chủ của những đường cong.
Đang tải bd0ad73d3be67a30405b39d45bd8dbc1.jpg…

Luigi Colani đang làm việc với các thiết kế của mình. Ảnh: pinimg

Đối với các nhà thiết kế, nếu hỏi họ điều gì ngại nhất trong việc thiết kế, đa phần sẽ trả lời là hình ellipse.
Luigi Colani, một người Đức có pha dòng máu Ba Lan. Ông được học tại trường nghệ thuật Berlin, sau đó chuyển đến New York làm cho McDonnell Douglas với cương vị Trưởng bộ phận vật liệu mới. Có lẽ, những vật liệu mới trong ngành hàng không cứng và nhẹ giúp ông bay bổng với những thiết kế hình ellipse khó chịu.

Nhưng thành công chỉ đến với Luigi khi ông chuyển sang thiết kế xe hơi. Mẫu xe ưa thích của ông là dòng thể thao. Dòng xe 
Abarth – Alfa – Colani 1000 là sự trình làng hoàn hảo của ông đến với thế giới xe hơi. Dáng dấp của chiếc xe với những hình ellipse bị bóp méo gặp nhau liên tục trên toàn thân xe. Trải dài từ đèn pha cho đến mặt sau. Luigi Colani làm chủ đường cong từ rất "bay bổng" cho bản prototype và làm nó giản đơn đi rất nhiều cho bản thương mại. Đó là lý do nhà thiết kế lừng danh của Apple - Jonathan Ive tìm đến tham vấn Luigi Colani và cũng ít nhiều ảnh hưởng với những đường cong rất mộc trên sản phẩm Apple.

Đang tải abarth-alfa-romeo-colani-01_1.jpg…

Abarth – Alfa – Colani 1000 thiết bởi Luigi Colani. Ảnh: Giuliettas

Và công thức 1 hẳn là đỉnh cao của dòng xe thể thao vẫn phải cần đến ông cho những hình ellipse, hình ảnh đại diện cho khí động học. Ông đã làm việc với đội đua Eifelland Formula One.
Đang tải tumblr_o7x05a2i8Y1sxm4gzo9_1280-(1).jpg…
Đâu đâu cũng có hình ellipse. Ảnh: Rikuou


Đang tải 1024px-LuigiColani-DesignTrucks.jpg…
Ngay cả xe tải cũng phải cong mềm mại. Ảnh: Wiki

Và đến năn 1982, ông kết hợp với Canon để làm ra những thiết kế prototype theo sự phóng khoán của ông. Gọt giũa và làm việc nhiều lần, 1986 Canon trình làng Canon T90 và Luigi Colani ẵm ngay giải Golden Camera Award. Với thiết kế hình giọt nước quen thuộc cho phần nút bấm, giúp ngón trỏ người chụp ảnh có thể bấm trong tư thế thoải mái để có được những khoảnh khắc tính bằng 1/1000 giây.

T90 trở thành ngôn ngữ thiết kế của Canon. Mềm mại, tròn trịa trong tính toán khoa học và đầy hiệu quả. Từ T90 đến thành công của 1Dx Mark II, đều có hình giọt nước ngay nút chụp.

Đang tải Untitled-1.jpg…
Máy prototype của Luigi Colani và bản T90 hoàn chỉnh. Ảnh: marcocavina và thephotonerd

#4. 
Giorgetto Giugiaro - Thiết kế ước mơ.
Đang tải giorgetto-giugiaro-steps-aside.jpg…
Ảnh: cars-evo.com

Bất cứ khi nào, một chiếc siêu xe trong mơ của bạn vút qua, có thể lúc đó bạn đang ngắm nhìn thiết kế của 
Giorgetto Giugiaro. Điều này không những giúp người viết bài không phải list ra các siêu xe ông thiết kế, mà còn giúp không phải liệt kê danh sách khách hàng của ItalDesign nơi ông là chủ. Nhưng có một khách hàng đặc biệt nhất đối với người đàn ông Ý này - nhãn Nikon của máy ảnh.

Đang tải d3x-8.jpg…
Dòng Nikon D3, một trong những máy ảnh được đánh giá hài hòa nhất. Ảnh BHphotovideo

Đang tải Nikon.jpg…
Nikon EM. Ảnh: pxhere
Nikon thật sự nghiêm túc trong việc chế tác máy ảnh khi phải cậy nhờ nhà thiết kế danh tiếng đến từ Ý. Bắt đầu là dòng Nikon EM cho đến D3 hyền thoại với đường nét rắn rỏi. Nikon Df hay cả D5 hiện đại nhất. Hầu như tất cả những dòng máy tinh túy nhất của Nikon đầu được Giorgetto Giugiaro thiết kế. Tuy ông đã đoạt giải Nhà thiết kế xe hơi của thế kỉ, nhưng nếu ta xếp các máy ảnh do ItalDesign thiết kế thành một hàng, thì lúc đó chúng ta phải thừa nhận ông sẽ giữ luôn danh hiệu nhà thiết kế máy ảnh của thế kỉ.

#5. Masazumi Imai - Người trẻ mang quá khứ trở về.
Đang tải 39788259085_f638f7a7d5_o.jpg…

Ảnh: fortunedotcom
Thuở nhỏ, Imai say mê máy ảnh của cha, và cũng như bao đứa trẻ khác, anh thường nhận được câu dặn dò: đừng động vào máy ảnh của cha. Và Imai cũng đặt triết lý của mình trong thiết kế: thiết kế nào đã quá tốt, đẹp thì cũng đừng thay đổi nó.

Imai bắt tay vào "phục chế" chiếc máy ảnh theo phong cách retro khi được nhận là trưởng bộ phận thiết kế cho dòng X của Fujifiim. Anh muốn chuyển những khát khao đam mê khi được chạm vào máy ảnh của cha, muốn cho 5 giác quan phỉ nhìn thấy đường nét, cảm nhận từng miếng da... tổng thể, sự trở lại của Fuji X100 mang nặng tính cá nhân vẫn đam mê một thiết kế chuẩn mực.
Đang tải D3S_5200-1200.jpg…

Fuji X100. Ảnh: KenRockwell

Fuji X100 không chỉ mang lại hình ảnh hào hùng khi xưa của Fuji, mà còn làm sống lại hãng máy ảnh hàng đầu thế giới bằng thiết kế của một máy ảnh không gương lật.

Trên đây chỉ là số ít những máy ảnh có thiết kế "dấu ấn" của thời gian và thiên tài. Có thể các bạn luôn có sẵn một dòng máy đẹp nhất cho riêng mình, một thần tượng thiết kế cho riêng mình. Nhưng có một điều không thể chối cãi, 5 người đàn ông ở trên biến đam mê của mình thành những đường nét làm thay đổi cả ngành nhiếp ảnh.


Theo tinhte.vn