Top 5 ống kính Art nổi bật của Sigma

Sigma là tập đoàn sản xuất thiết bị ngành ảnh lâu đời của Nhật được ra đời vào năm 1961 bởi Michihiro Yamaki, chuyên sản xuất ống kính phục vụ cho các hãng máy ảnh lớn khác trên thế giới. Các ống kính trước đây của Sigma có chất lượng thường xếp sau các ống kính "chính hãng" khác với mức giá dễ chịu hơn. Nhưng kể từ năm 2013, sau sự ra đi của Michihiro Yamaki (qua đời), Sigma đã bắt đầu một cuộc cách mạng mới với những dòng ống kính cao cấp hơn, chất lượng hơn và giá thành cũng cao hơn, dễ thấy nhất là sự ra đời của dòng sản phẩm mang nhãn hiệu Globol Vision.

Các ống kính Global Vision của Sigma được chia thành 3 nhóm: Art (ký hiệu A), Contemporary (ký hiệu C) và Sports (ký hiệu S). Chỉ sau một thời gian ngắn, các ống kính Global Vision của Sigma đã khẳng định được chất lượng hoàn toàn có thể so sánh được với các ống kính "chính hãng" với mức giá phải chăng và thậm chí Sigma đã giữ đúng lời hứa với người dùng khi liên tục phát triển thành công những ống kính mới chưa từng xuất hiện trước đó như Art 18-35mm f/1.8, 24-35mm f/2, 50-100mm f/1.8, 14mm f/1.8, hay mới đây nhất là C 16mm f/1.4. Đặc biệt các ống kính Art của Sigma liên tục xuất hiện trên các vị trí dẫn đầu các bảng đánh giá ống kính và đạt nhiều danh hiệu của các tổ chức khác nhau và trở thành một cái tên đáng gờm sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Cùng nhau điểm qua top 5 ống kính Art nổi bật của Sigma:

1-Sigma 20mm F1.4 DG HSM Art:

Đang tải main02.jpg… 

Sigma 20mm F1.4 DG HSM Art là chiếc ống kính góc Siêu rộng với khẩu độ mở lớn nhất trên thế giới cho đến hiện nay. Có thể nói, đây là một trong những ống kính luôn hot trên thế giới, mặc dù hầu hết mọi người đều cho rằng khẩu độ f / 1.4 quá lớn không thực sự khả thi trên góc rộng với tiêu cự 20mm, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Chiếc Sigma Art 20mm f/1.4 DG HSM là ống kính luôn được báo hết hàng, phải đặt hàng trước tại các website bán hàng tại Mỹ trong thời gian được giới thiệu.

Đang tải main01.jpg… 

Tiêu cự 20mm rất lý tưởng cho việc chụp phong cảnh, thiên nhiên, nhưng cũng rất thích hợp cho cả ảnh nội thất. Bên cạnh đó khẩu độ lớn F / 1.4 lại giúp người dùng làm việc tốt trong môi trường ánh sáng yếu, cũng như vẫn có thể chụp ảnh chân dung xoá phông... Có thể nói, dù là ống kính fix nhưng Sigma 20mm F1.4 DG HSM Art rất đa dụng.

Đang tải detail_img03.jpg…

Về cấu tạo chiếc Sigma Art 20mm này còn có cấu tạo quang học với 15 thấu kính gom trong 11 nhóm, có 9 lá khẩu dạng tròn, thành phần thấu kính bao gồm 2 thấu kính FLD (‘F’ Low Dispersion_tán xạ thấp) và 5 thấu kính SLD(Special Low Dispersion_tán xạ thấp đặc biệt) giúp khử quang sai màu sắc chính xác nhất. Bề mặt thấu kính được phủ lớp tráng đa lớp đặc biệt giúp giảm thiểu sự phản xạ bề mặt, flare và bóng mờ giúp tăng độ tương phản và độ chính xác màu sắc và được thiết kế để giảm thiểu quang sai coma (coma aberration). Việc sở hữu thấu kính phi cầu hai mặt với đường kính lớn lên đến 59mm giúp Sigma Art 20mm f/1.4 có thể thu được những hình ảnh với độ méo hình rất thấp. Ngoài sự nâng cấp về thiết kế thấu kính, ống kính này cũng được tích hợp mô tơ lấy nét tự động HSM bên trong giúp hạn chế bụi bặm và các tác nhân khác xâm nhập vào gây hại cho ống kính.

Đang tải detail_img04.jpg…

Với những cải tiến đáng kể về thiết kế cùng kích thước khá nhỏ gọn so với một ống kính fix cùng loại của các hãng khác, giá thành Sigma 20mm F1.4 DG HSM Art chỉ vào khoảng 18 triệu đồng đã khiến ống kính này trở thành một trong những món hàng khan hiếm với người sử dụng.

2-Sigma 85mm f/1.4 DG HSM Art 

Đang tải 81piHu02UoL._SL1500_.jpg…


85mm là tiêu cự huyền thoại dành cho chân dung, khẩu độ lớn f/1.4 đủ sức đánh tan bất cứ hậu cảnh nào, độ mở lớn như vậy còn giúp lợi hơn trong điều kiện ánh sáng phức tạp, ánh sáng yếu. Với cái mác “A” (ART) đính kèm, ống kính này được mang lớp vỏ ngoài đen, chất lượng, cứng cáp của dòng ống kính ART.

Bên trong, ống kính 85mm này có đủ cho mình 1 hệ thấu kính kì công với 14 thấu kính chia làm 11 nhóm. Trong đó nổi bật lên hai thấu kính SLD (thấu kính tạn xạ siêu thấp). Ngoài ra, Sigma đã cải thiện khả năng lấy nét trên ống kính này với motor HSM nhanh và mượt hơn đời 85 trước. Với thị trường máy ảnh quay phim đang được ưa chuộng, vòng lấy nét của 85mm f/1.4 ART cũng được thiết kế rộng và có khả năng chuyển sang lấy nét tay hoàn toàn 1 cách dễ dàng.

Đang tải detail_img03.jpg…

Với giá rơi vào khoảng 24 triệu đồng, Sigma lại một lần nữa cho thấy khả năng sản xuất ống kính chất lượng cao và giá cả luôn phải chăng đáp ứng phần đông nhu cầu người dùng. Các đối thủ cạnh tranh cùng tiêu cự 85mm của Canon có 85 f/1.2L ( khoảng 40 triệu), NIkon 85 f1.4 N (xấp xỉ 34 triệu), và Sony 85 f1.4 GM (khoảng 35 triệu).

3- Sigma 50mm f/1.4 DG HSM Art 

Đang tải main01.jpg… 

Tiêu cự 50 thường là tiêu cự mà bất kì hãng máy ảnh lớn nào cũng sản xuất cho ống kính của mình, nó vừa hợp với chân dung, cũng hợp với đường phố và phong cảnh. Ống kính Sigma 50mm 1.4 Art có thiết kế mới hoàn toàn khác so với ống 50mm 1.4 DG HSM trước đó . Vẻ bề ngoài của nó tương tự như ống kính 35mm 1.4 Art. Sở hữu tới 13 thành phần thấu kính trong 8 nhóm, quá nhiều trên một ống kính tiêu cự 50 . Một ống kính 50mm 1.4 thông thường chỉ có thiết kế 6 hoặc 7 thành phần thấu kính . Với số lượng thành phần thấu kính lớn như vậy , nhiều người cho rằng Sigma 50mm 1.4 Art dùng công thức Retrofocus , tương tự như ống kính chuyên nghiệp siêu hạng Zeiss Otus 55mm 1.4 Distagon ( cũng 12 thành phần thấu kính ), chứ không dùng công thức Double Gauss thông thường.

Đang tải main03.jpg… 

Các thành phần thấu kính cao cấp như SLD ( tương tự ED của Nikon ), Aspherical, giúp hạn chế tối đa các hiện tượng sắc sai và cầu sai trên Sigma 50mm 1.4 Art. Đường kính chiếc ống này lớn ( phi 77mm ) giúp hạn chế hiện tượng tối 4 góc ( vignetting ), lớp tráng phủ Super Multi-Layer Coating giúp giảm thiểu hiện tượng loé sáng ( flare ) , đảm bảo vẫn giữ được độ tương phản cao trong điều kiện ngược sáng, vòng khẩu 9 lá giúp bokeh tròn, nét khi khép khẩu. Khoảng cách lấy nét ngắn hơn 0,05m giúp tiếp cận gần hơn chủ thể cũng như tăng độ phóng đại, động cơ HSM giúp Sigma 50 Art lấy nét nhanh hơn, êm hơn.

Đang tải main02.jpg… 

Kích thước vừa đủ, vẻ ngoài hầm hố, kết cấu chắc chắn cùng giá thành rơi vào khoảng 16 triệu, thực sự Sigma 50mm f1.4 Art khiến người tiêu dùng không thể bỏ qua.

4- Sigma 35mm f/1.4 DG HSM Art

Đang tải main01.jpg… 

Đây là một trong những phát súng đầu cho sự chuyển giao công nghệ của Sigma. Ống kính 35mm F1.4 DG HSM là ống kính đầu tiên của hãng Sigma có lens full frame 35mm. Ống kính này được ra đời vào tháng 11/2012 với các phiên bản đầy đủ dành cho máy Nikon, Canon và Sony.

Đang tải detail_img03.jpg…

Tiêu cự 35 khá gần với tiêu cự 50mm, nhưng hầu hết những tay máy chuyên nghiệp ít khi thiếu một ống kính có tiêu cự 35mm. Cùng với độ mở lớn tới 1.4, đây thực sự là lựa chọn với nhiều người thích một ống kính tất cả trong 1 tiện lợi, gọn nhẹ. Cùng với hệ thống lấy nét trong IF và động cơ lấy nét siêu êm HSM cho bạn khả năng lấy nét nhanh chóng và chính xác. 

Đang tải detail_img08.jpg…

Với góc chụp ảnh rộng, ống kính Sigma 35mm với 9 lá khẩu tròn giúp mang lại hiệu ứng bokeh đẹp, tự nhiên và mịn màng. Kết hợp với lớp trán phủ Super Multi-Layer Coating giúp giảm bóng ma và lóe sáng cung cấp hình ảnh sắc nét và có độ tương phản cao dù trong điều kiện ngược sáng. Sigma Art 35mm ra đời đã khiến ông trùm Canon 35mm f/1.4L lao đao vì 2 ưu thế cơ bản: chất lượng hình ảnh siêu việt và giá thành cực kỳ cạnh tranh. Nói về chất lượng hình ảnh, phải khẳng định rằng Sigma Art 35mm cho độ nét còn tốt hơn cả Canon 35mm f/1.4L. Độ chi tiết ngang ngửa, thậm chí nhỉnh hơn chút ít. 

Đang tải detail_img02.jpg…

Chất lượng tuyệt vời, thiết kế đẹp mắt, tích hợp công nghệ mới, cùng giá thành khoảng 13 triệu khi mới ra mắt, Sigma Art 35 f1.4 thực sự đã trở thành một huyền thoại trong lòng các fan của cả Nikon hay Canon.


5- Sigma 50-100 Ff/1.8 DC HSM Art
 

Đang tải detail_img03.jpg…

Đầu tiên, nhắc tới ống kính này, chúng ta phải nhắc đến đây là ống kính tele zoom đầu tiên có khẩu độ lớn đến f/1.8. Với tiêu cự được quy đổi trên hệ máy crop vào khoảng 75-150mm (80 – 160mm với Canon), chiếc ống kính này đã bao thầu được toàn bộ các tiêu cự tele hay sử dụng như: 85, 105 và 135mm trong một ống kính duy nhất và với khẩu độ f/1.8 không thay đổi dù bạn có zoom ở tiêu cự nào. Và ngoài việc không thay đổi khẩu độ, Sigma 50-100mm f/1.8 Art còn cho khả năng giữ nguyên điểm nét cho dù bạn có zoom ra hay zoom vào. Ví dụ: Nếu bạn đang zoom rộng hết cỡ, lấy nét một người đâu đó khá xa trong khuôn hình, sau đó zoom vào hết cỡ, thì thật kì diệu là người đó vẫn nét căng mà không cần lấy nét lại. Đây là một tính năng rất được hoan nghênh với những người yêu thích việc quay phim trên máy ảnh DSLR. 

Đang tải detail_img01.jpg…

Motor lấy nét Hyper Sonic (HSM) phiên bản mới của Sigma trên 50-100mm f/1.8 Art đã được làm mỏng chỉ còn khoảng 70% so với các ống kính hiện hành, tuy nhiên vẫn cho khả năng lấy nét nhanh và chính xác. Ống kính này cũng được trang bị những lá khẩu với độ bền cao, làm từ polycarbon và flourine. Những lá khẩu với công nghệ mới này sẽ hoạt động vô cùng mượt mà kể cả khi bạn sử dụng chế độ chụp liên tiếp.

Đang tải detail_img02.jpg…

Chiếc ống kính Art mới này cũng được thiết kế để không thay đổi độ dài kể cả khi zoom hoặc lấy nét, luôn luôn bảo toàn độ dài 17cm và nặng xấp xỉ 1,5kg. Một vài thông số khác có thể kể tới như: khoảng cách lấy nét gần nhất là 95cm; sử dụng filter có đường kính 82mm và cũng có colar ring như các ống tele 70-200. 

Đang tải Sigma-50-100mm-f1.8-DC-HSM-Art-Lens.jpg…

Dù tích hợp nhiều công nghệ cải tiến, chất lượng thấu kính được nâng cấp, giá thành của Sigma 50-100mm f/1.8 DC HSM Art chỉ rơi vào khoảng 25 triệu. Nếu bạn chưa hiểu vì sao nó rẻ, cứ tưởng tượng chiếc ống kính này giúp bạn làm việc như thể bạn đang sở hữu 3 ống kính của EF Canon: 50 f1.8, 85 f1.8, và 100 f2. Chưa kể những công nghệ mới khiến khả năng lấy nét, độ ổn định của Sigma được tăng lên rất nhiều.

Kết luận:

Có lẽ mới chỉ từ năm 2013 đến nay, tên tuổi của Sigma vẫn chưa thoát khỏi cái mác là hãng ống kính chuyên sản xuất phục vụ cho các hãng máy ảnh khác. Nhưng đối với những người sử dụng kể cả với mục đích phục vụ gia đình hay chụp chuyên nghiệp, thương thì Sigma thực sự đã khiến họ thay đổi suy nghĩ rất nhiều. Chất lượng ống kính ngày càng được nâng cấp, giá thành rẻ, tích hợp nhiều công nghệ, Sigma ngày một chứng minh sản phẩm của mình có thể thay thế bất cứ sản phẩm chính hãng nào cùng phân khúc.


Theo tinhte.vn