Tại sao các hãng đẩy mạnh nghiên cứu Mirrorless?

Không tính đến những tranh cãi giữa người dùng máy ảnh không gương lật (MRL) và máy ảnh gương lật truyền thống (DSLR) cái nào lợi thế hơn vẫn luôn là đề tài nóng trên mạng. Nhưng rõ ràng, với việc Nikon vừa tuyên bố dòng fullframe và Canon cũng đang chuẩn bị cho ra mắt dòng mirrorless fullframe của mình. Vậy nguyên nhân gì khiến các hãng phải chạy đua trong việc nghiên cứu và phát triển dòng ống kính MRL?

Camera Tinhte muốn đưa ra 5 lý do khiến các hãng máy ảnh phải gia tăng phân khúc này và cùng các anh em tranh luận thêm về vấn đề này.

1. Giảm thời gian & chi phí nghiên cứu

Với DSLR, những dòng máy Pro thường có thời gian ra mắt cách nhau 4 năm trước các kỳ đại hội Olympic. Thời gian mà hàng ngàn nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp cần một máy ảnh mới, mạnh mẽ hơn để bắt những khoảnh khắc thể thao của kì đại hội thể thao lớn nhất hành tinh.

Trớ trêu thay, phần lớn thời gian 4 năm để hai ông lớn trong ngành máy ảnh chuyên nghiệp nghiên cứu bộ phận gương lật. Với hàng tá các bộ phận liên kết với nhau hoạt động hoàn hảo, êm ái và chính xác giữa gương lật, gương lấy nét, cảm biến lấy nét, màn trập thì ngoài các kỹ sư chuyên về điện tử thì các kỹ sư cơ khí chính xác cũng phải tìm tòi vật liệu và cách hoạt động của từng khớp nối để tăng tốc độ màn trập lên khoảng 2-3 khung hình giây.

Thêm vào đó, chi phí nghiên cứu vật liệu, kiểm tra độ chính xác giữa gương lật và gương lấy nét sau hàng trăm ngàn lần chụp bình thường cũng như chụp liên tục ở tốc độ cao cũng tốn rất nhiều thời gian và kinh phí. Đó là lý do tại sao một số hãng bỏ hẳn DSLR và tập trung vào nghiên cứu MRL.

Quãng thời gian 4 năm để làm điều mà MRL không cần phải nghiên cứu và chỉ tập trung vào công nghệ. Một cuộc đánh đổi với lợi thế khá lớn cho cuộc cách mạng về công nghệ.

Đang tải shutter.jpg…
Công nghệ cơ khí chính xác, độ bền vật liệu để chế tạo màn trập ngày cảng gần đến ngưỡng cao nhất. Ảnh: Camveu

2. Giảm thời gian & chi phí sản xuất

Các nhà máy sản xuất tập trung đã phát triển mạnh đến mức có thể sản xuất ra vài trăm ngàn sản phẩm một ngày, thậm chí có thể lên đến con số hàng triệu.

Đối với DSLR, các công đoạn tiêu tốn nhiều thời gian là:
- Ống kính ngắm quang học: thời gian tinh luyện kính, giảm nhiệt độ cho kính được trong, cắt và mài cho ra miếng kính lục giác hẳn nhiên lâu hơn và đắt hơn là đặt một màn hình EVF từ hãng thứ 3.
- Bộ gương lật: thời gian để lắp hàng chụp các khớp nối, bánh răng và động cơ cho gương lật và gương lấy nét hoạt động chính xác chiếm hẳn một dây chuyền sản xuất cũng như khoảng thời gian đáng kể.
- Cảm biến lấy nét: Việc tiêu tốn thời gian gắn và cân chỉnh cảm biến lấy nét cũng làm quá trình sản xuất một máy DSLR chậm hơn và tốn kém chi phí hơn so với MRL khá nhiều
- Thân máy: Riêng thân máy thì MRL đã tiết kiệm khá nhiều chi phí sản xuất với vật liệu thường là nhôm nguyên khối và trọng lượng nhẹ hơn hoàn toàn so với DSLR.

Đang tải ZCUTAWAYLG.jpg…
Hệ thống gương lật, gương lấy nét, cảm biến lấy nét, màn trập của DSLR thật sự phức tạp.​

2. Tận dụng công nghệ

Ngày nay, điện thoại chính là ngành sinh lợi nhất của các hãng công nghệ. Chính Samsung đã là công ty đã nghiên cứu và phát triển cảm biến BSI thành ISOCELL để giảm nhiễu hơn. Công nghệ Pixel Shift trên cụm máy ảnh của điện thoại thông minh cũng đã được áp dụng cho máy ảnh MRL rộng rãi hơn so với DSLR. Công nghệ đang được sử dụng rộng rãi trên MRL hiện nay thừa hưởng từ điện thoại khá sớm đó là cảm biến hình ảnh có khả năng lấy nét lệch pha phase detection, điều mà suốt hơn chục năm tồn tại của DSLR không áp dụng cho đến khi MRL ra đời và tận dụng. Ngay cả khi sử dụng cảm biến lấy nét lệch pha riêng biệt, DSLR cũng chật vật sau gần 20 năm xuất hiện trên thị trường cũng chỉ dừng ở con số 153 điểm trên Nikon D5, trong khi Sony 7R III đã đạt đến con số 399 điểm.

Đang tải Sony_DSC-RX100M5_g.jpg…
Công nghệ lấy nét của MRL bám đuổi và thậm chí vượt qua DSLR ở một số tiêu chí.​

Thực tế, các công nghệ trên MRL không khác mấy so với dòng máy quay phim chuyên nghiệp, và với tư cách nhà sản xuất máy quay phim hàng đầu thế giới, Sony đã khôn ngoan lựa chọn MRL để xưng vương trong phân khúc máy ảnh mới mẻ này. Việc tận dụng công nghệ sẵn có, áp dụng những công nghệ mới của những hãng sản xuất MRL dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nhân lực được tập trung vào nghiên cứu công nghệ kỹ thuật số nhiều hơn là phần cơ khí. Và mới đây, Samsung và Fujifilm đã bắt tay nhau cùng công bố thế hệ cảm biến ISOCELL plus mới với khả năng nhạy sáng và giảm nhiễu tín hiệu tốt hơn nhiều.

3. Hướng đi mới cho máy ảnh

Thật sự, việc tăng tốc cho gương lật gần như tới ngưỡng cao nhất của công nghệ phần cứng của DSLR khi đạt đến 14fps. Độ bền vật liệu, khả năng giảm rung lắc của tấm gương không cho phép DSLR đi xa hơn.

Đang tải Recommended-lenses-for-Sony-A6000.jpg…
Hệ ống kính đáp ứng cho MRL và thân máy nhỏ gọn. Ảnh: cameraegg

Việc nghiên cứu sản xuất ống kính của hai hãng sản xuất DSLR danh tiếng là Nikon và Canon cũng chỉ dừng ở mức ra những dòng ống kính mới với tên mới. Nhưng khi Nikon và Canon tham gia thị trường MRl, họ đã có hẳn hệ ống kính mới. Tuy công nghệ ống kính không thay đổi quá nhiều từ khi ra đời đến giờ, nhưng khi phải làm việc với tiêu chí gọn nhẹ của MRL, các hãng cũng phải chạy đua trong việc nghiên cứu cho ra ống kính có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.

4. Tìm đến người tiêu dùng mới

Và việc người tiêu dùng chỉ có 2 lựa chọn là mang vác nặng cho hình ảnh chất lượng cao hay sử dụng máy ảnh compact nhỏ gọn với thấu kính dính liền với chất lượng khác xa. Chính MRL đã đưa ra một hướng đi mới, lựa chọn mới cho người tiêu dùng khi làm cho chiếc máy ảnh nhỏ nhẹ hơn, chất lượng hình ảnh cao như các dòng DSLR.

Bên cạnh đó, người dùng là phụ nữ trước giờ luôn ngại những "khối sắt" nặng trĩu mang tên DSLR cùng màu đen tẻ nhạt vốn có. Fujifilm, Canon và một số hãng đã mang đến cho "chị em" một chiếc máy nhỏ gọn, vừa tay sử dụng lại có nhiều màu sắc khác nhau để chọn lựa.

Đang tải Bea-Alonzo_Fujifilm-X-A3.jpg…
Phụ nữ chọn MRL vì nhỏ gọn, nhiều màu sắc. Ảnh: elifestylemanila

Vả xu hướng chụp ảnh bằng điện thoại trở thành phổ thông với việc nhìn hình ảnh trên màn hình, tinh chỉnh độ sáng tối và thấy ngay được hình ảnh đẹp mình sẽ có một cách dễ dàng. Nó đưa người dùng đến với nhiếp ảnh nhanh và hiệu quả hơn DSLR. Và đây cũng chính là điều đem lại cho người dùng.

5. Tăng doanh số và lợi nhuận

Tất cả những việc kể trên như giảm thời gian và chi phí nghiên cứu, giảm thời gian và chi phí sản xuất đương nhiên sẽ đẩy lợi nhuận lên rất cao. Việc ra đời hệ thống ống kính riêng dành cho MRL cũng là một lợi thế mà dòng máy này gíup các hãng tăng doanh số bán ống kính thay vì quanh quẩn cái tiến các loại ống kính DSLR vốn đã bão hoà. Năm 2017, Sony báo cáo tài chính với mảng Image Product and Solution (Sản phẩm và giải pháp hình ảnh) đã đóng góp lợi nhuận hàng đầu của tập đoàn này, vượt qua cả TV và PlayStation vốn là thế mạnh của hãng. Điều này đủ làm cho các hãng còn lại phải suy nghĩ việc soán ngôi vương Fullframe MRL của Sony. Và mới đây nhất, Nikon đã cho ra mắt cùng lúc 2 dòng máy MRL Fullframe là Z6 và Z7. Hẳn là cuộc chiến này sẽ càng ngày càng đông vui với sự rục rịch của Canon. 

Đang tải Screen Shot 2018-08-24 at 3.24.47 AM.png…
Ảnh chụp từ PDF báo cáo tài chính 2017 của Sony.

Doanh số khổng lồ của MRL là điều mà chẳng nhà sản xuất nào bỏ qua, và khi cuộc cạnh tranh, chạy đua về công nghệ càng khốc liệt, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ công nghệ cũng như giá cả.


Theo tinhte.vn