Những nguyên tắc thiết yếu Henri Cartier-Bresson khuyên mọi nhiếp ảnh gia

Hôm qua là kỉ niệm sinh nhật Henri Cartier-Bressonnhiếp ảnh gia nổi tiếng bởi "khoảnh khắc quyết định", một trong những người sáng lập ra hãng ảnh Magnum Photos vào năm 1947. Rất nhiều nhiếp ảnh gia của các thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập ông trong sự nghiệp của mình. Anh em hãy cùng mình khám phá một số nguyên tắc thú vị trong nhiếp ảnh của ông để áp dụng vào thực hành nhé!

Luôn tiến về phía trước
Khi quyết định dừng việc chụp ảnh vào cuối thập niên 60, Henri Cartier-Bresson chia sẻ "Con đường này đối với tôi quá đủ rồi, tôi muốn vẽ, tôi muốn sống trong một thực tại khác", bởi vì, nhiếp ảnh với ông phải "luôn tiến về phía trước", luôn luôn phát triển, thay đổi. Chụp ảnh với ông là thực hiện nó trong một phần của giây; giống như tên trộm hay người buôn bán trên đường phố không được phép bán hàng và dễ dàng bị cảnh sát tóm.

Đơn cử một lần ông chụp Yves Saint Laurent, khi đến nhà Laurent, nhà thiết kế thời trang trông hết sức bồn chồn, lo lắng. Henri Cartier-Bresson ngắm nhìn những bức tranh trên tường trong thư viện và cuối cùng, Saint Laurent hỏi: "Thế bao giờ ông mới chụp chân dung tôi đây?". Nhiếp ảnh gia trả lời: "Ồ, tôi chụp ông từ rất lâu trước đó rồi." Ông không phải là người sẽ sắp đặt mọi thứ để chụp ảnh, ông không cần đèn hay phông bạt.

Đang tải Henri-Cartier-Bresson-8.jpg…
Henri Cartier-Bresson The Var department. Hyères, France. 1932. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos​

Khung hình và hình học
Cartier-Bresson luôn có một mường tượng về khung hình, hình học trong đầu và trước mắt ông. Ông đã học và nghiên cứu rất nhiều từ André Lhote khi ngắm tranh hay khi xem tác phẩm của Polo Uccello. Ông dành hàng giờ đồng hồ trong bảo tàng Louvre tại Paris để ngắm nghía tranh của họa sĩ. Cả đời mình, nhiếp ảnh gia thực hiện việc này và nó đã in sâu vào não ông. Khi chụp một bức ảnh, khung hình hiển hiện rõ ràng trước mắt ông như một điều gì đó rất tự nhiên.

Đây là thế mạnh của Cartier-Bresson bởi vì không phải ai cũng có thể chụp ảnh như thế. Ví dụ, bức ảnh Saint-Lazare, chụp một người đàn ông nhảy qua vũng nước với hình ảnh phản chiếu trên vũng nước đó và cả trên bức tường phía sau; là một tấm poster in hình người đàn ông nhảy ở cùng một vị trí. Ông ấy chụp bức ảnh này đằng sau hàng rào khi không thể tiếp cận chủ thể, sau đó ông đóng khung hình, chỉ có một khoảnh khắc duy nhất mà bạn phải đo khoảng cách đơn thuần bằng việc quan sát.

Đang tải Henri-Cartier-Bresson-6.jpg…
Henri Cartier-Bresson Gare Saint Lazare, Place de l'Europe. Paris, France. 1932. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos
Đang tải Henri-Cartier-Bresson-7.jpg…
Henri Cartier-Bresson Island of Siphnos. Cyclades, Greece .1961. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos​

Máy ảnh như một quyển sổ phác thảo
Khi Cartier-Bresson khám phá ra chiếc Leica vào năm 1932, việc này như mở rộng tầm mắt của ông. Ông không bao giờ đeo nó trên vai, thay vì thế, ông đeo một dải dây vòng qua cổ tay. Nó giống một vũ khí của nhiếp ảnh gia.

Ông hay được hỏi chiếc máy ảnh có ý nghĩa gì đối với ông và ông trả lời, nó giống như một nụ hôn, một vết dao cắt hoặc chiếc ghế của bác sĩ điều trị tâm lý,... Rõ ràng là ông ấy luôn ý thức về tiềm thức và tính gây hấn của nhiếp ảnh, bởi vì chụp ảnh có thể rất gây hấn tới chủ thể. Chúng ta có lẽ thấy rằng nhiếp ảnh gia cũng nghĩ về nhiếp ảnh theo cách dịu dàng hơn khi ông so sánh nó giống như một nụ hôn.

Henri Cartier-Bresson cũng có khuynh hướng nói rằng nhiếp ảnh gia phải tiếp cận chủ thể của mình với sự lén lút của một con sói cùng với găng tay nhung; không được phép vội vàng. Ông so sánh với một người câu cá sẽ không bao giờ ném một hòn đá xuống dòng sông nơi anh ta muốn thả câu. Bạn phải thực hành y như thế đối với nhiếp ảnh.

Đang tải Henri-Cartier-Bresson-5.jpg…
Henri Cartier-Bresson Seville. Andalucia, Spain. 1933. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos​

Hơn cả một người quan sát
Đương nhiên, trước tiên bạn phải có tài năng. Nếu bạn không có tài năng, đừng bận tâm về nó. Tuy nhiên. bạn phải gieo trồng nó. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia, chỉ nuôi dưỡng tài năng bằng nhiếp ảnh khá là ngốc nghếch. Bạn đồng thời phải đọc sách, xem điêu khắc và hội hoạ. Đó là cách bạn gieo trồng tài năng của mình.

Bạn phải cuốn mình vào mọi thứ. Đó chắc chắn là những gì Cariter-Bresson luôn luôn nhắc nhở. Nếu bạn không phát triển những điều đó, bức ảnh của bạn sẽ không bao giờ đủ tốt. Mặt khác, bạn sẽ chỉ làm công việc của mình như một người quan sát xa lạ. Vì thế, tài năng và sự học hỏi là hai điều thiết yếu.

Đang tải Henri-Cartier-Bresson-3.jpg…
Henri Cartier-Bresson Brussels, Belgium. 1932. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos

Đang tải Henri-Cartier-Bresson-2.jpg…
Henri Cartier-Bresson Madrid, Spain. 1933. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos

Đang tải Henri-cartier-bresson-1.jpg…
Henri Cartier-Bresson Mexico. 1934. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos